Sáng tạo là một khả năng quan trọng giúp con người tạo ra những ý tưởng mới và đột phá trong quá trình giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, sáng tạo không phải là một khả năng bẩm sinh mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những yếu tố chi phối năng lực sáng tạo.

1. Trí tưởng tượng

Trí tưởng tượng là sức mạnh vô hạn của con người, nó giúp chúng ta nhìn thấy được viễn cảnh xa xôi hơn những sự kiện diễn ra trước mắt. Trí tưởng tượng tạo ra những ý tưởng cá nhân trong công việc. Theo Huân tước, trí tưởng tượng là điều cốt lõi trong sáng tạo.

Hãy nuôi dưỡng tạo ra ý tưởng sáng tạo của bản thân mỗi ngày. Giống như cơ bắp, lý trí của ta cũng cần hoạt động đều đặn mỗi ngày, những thứ trở thành thói quen sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

2. Sự kiên định

Cần 1000 giờ để luyện tập để bạn trở thành một chuyên gia. Song để trở thành một nhân vật có khả năng xuất chúng, bạn cần tới 10000 giờ luyện tập.

Tập luyện chăm chỉ là cách duy nhất mà David Puttman cho rằng khiến một người bình thường trở thành một người có năng lực sáng tạo mạnh mẽ.

“Những người giỏi nhất tôi từng làm việc cùng đều là những người làm việc chăm chỉ. Họ kiên trì luyện tập để hoàn thiện ý tưởng sáng tạo của bản thân”, David Puttnam chia sẻ.

3. Sức bật

Nếu bạn chọn trở thành một con người sáng tạo, bạn sẽ luôn nhận được sự phán xét, đánh giá từ phía cộng đồng, vì các ý tưởng của bạn thường đi quá những giới hạn, lẽ thường mà mọi người hay chờ đợi.

“Vậy thì chúng ta phải luôn luôn biết chấp nhận những sự phán xét đó và vượt qua nó để hoàn thiện ý tưởng sáng tạo của mình”, Huân tước nói. Theo ông, khi chúng ta nghe những lời chỉ trích thì chúng ta phải tỉnh táo nhận ra đâu là những lời chỉ trích có ích.

Khi còn trẻ, Huân tước đã làm việc với người thầy mà ông vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ. Trong quá trình làm việc, người thầy này luôn chỉ trích những tác phẩm Huân tước tạo ra. Điều này đã tạo thành động lực để Davis Puttnam liên tục rà soát lại các tác phẩm của mình và tìm cách làm cho nó tốt hơn. Một lời chỉ trích có ích là lời chỉ trích thúc đẩy bạn phải “đào đi đào lại ý tưởng của mình để tự tìm ra khuyết điểm và tự cải thiện chúng”.

4. Sự tập trung

Môi trường làm việc là yếu tố thứ tư tác động trực tiếp đến năng lực sáng tạo. Vì không phải lúc nào bạn cũng ở trong môi trường làm việc lý tưởng, theo David Puttman, mỗi cá nhân cần kiểm soát được khả năng tập trung của bản thân dù ở trong những môi trường bất lợi về ánh sáng, không khí hay âm thanh,… Nếu biết cách quản lý tốt thì sẽ chẳng có yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc sáng tạo.

5. Sự hợp tác

Huân tước cho rằng sức mạnh của năng lượng sáng tạo sẽ được tăng lên vượt trội khi chúng ta kết hợp được sức sáng tạo của tất cả các cá nhân trong một tập thể.

Học tập từ công ty sáng tạo Điều này đòi hỏi khả năng lãnh đạo của người đứng đầu. Người lãnh đạo phải thống nhất được tầm nhìn chung của tập thể và khơi gợi cho từng cá nhân vượt lên giới hạn suy nghĩ của mình và kết hợp những ý tưởng nổi bật đó lại.

Trên hết, Huân tước nhấn mạnh: “Để làm được điều đó thì chúng ta phải có niềm tin vào điều mình đang làm, một niềm tin thực sự có căn cứ. Nếu chúng ta không có được lòng tin 100% vào bản thân mình thì đến một ngày nào đó chúng ta sẽ buộc mình phải chấp nhận phán xét của người khác và nằm trong giới hạn mà mọi người đã vạch ra đó”.